Máy Phát Điện Cũ
Trang chủ  Blog  Học tập  Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty

Học tập

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty

 1/8/2022 |  Admin   413 lượt xem

Sau đây, Đông Nam Á xin chia sẽ quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty cho quý khách hàng để tiết kiệm chi phí và tranh các sự cố không mong muốn mới nhất 2019.

Với nhiều dòng máy trên thị trường hiện nay, để đảm bảo máy phát điện luôn hoạt động tốt, tiết kiệm nhiên liệu và an toàn đối với người sử dụng và tránh các sự cố hư hỏng không mong muốn, hệ thống máy phát điện cần được bảo trì - bảo dưỡng thường xuyên và định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất cũng như các loại máy móc đang được sử dụng.

Tùy vào hãng máy, thời giản sủ dụng và môi trường, chế độ bảo trì định kỳ được đưa ra cho phù hợp nhất theo tiêu chuẩn kỹ thuật bảo dưỡng máy phát điện của Đông Nam Á, quý khách hàng có thể lựa chọn thêm, bớt các công đoạn hợp lý để có được hệ thống máy phát điện hoạt động tốt nhất, hiệu quả và an toàn nhất.

Công ty bán máy phát điện Đông Nam Á xin cung cấp quy trình bao gồm một số công việc trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện công nghiệp để quý khách hàng có thể tham khảo và áp dụng ngay tại nhà.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty

A.   Bảo trì phần động cơ của máy:

Động cơ là phần quan trọng nhất của máy phát điện 3 pha, vì vậy việc bảo trì động cơ cực kỳ quan trọng và phải bảo dưỡng đúng quy trình và đúng tiêu chuẩn bảo trì của từng dòng máy để tránh tính trạng không rõ sẽ làm hư hỏng máy. Bên dưới là quy trình chuẩn chung cho tất cả các loại máy, sẽ thêm bớt tùy thuộc mỗi loại máy riêng biết

  1. Chúng ta sẽ kiểm tra và vệ sinh fin lọc dầu bôi trơn, thực hiện thay dầu máy phát 200 giờ/lần để cho máy vận hành mát hơn, tránh tình trạng nóng máy dẫn tới hư hỏng
  2. Nên test và chạy thử máy phát trong điều kiện có tải và không tải để xem tình trạng hiện tại của máy.
  3. Nếu chúng ta có theo dõi thì thay đầu bôi trơn định kỳ nhưng nếu không thì sẽ kiểm tra thay dầu bôi trơn nếu thấy cần thiết tùy vào hiện trạng của dầu trong máy.
  4. Chung ta có thể dùng thước thăm dầu để kiểm tra mức dầu bôi trơn.
  5. Luôn quan sát và kiểm tra rò rỉ nước làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu kỹ.
  6. Chúng ta nên lưu trử bằng cách ghi chép thông số áp suất dầu bôi trơn và nhiệt độ nước làm mát để so sánh và theo dõi mỗi lần bảo dưỡng.
  7. Mở và kiểm tra ắc quy và bộ nạp ắc quy xem tình trạng hiện tại.
  8. Không thể thiếu bước kiểm tra mức nước làm mát của động cơ.
  9. Đảm bảo fin lọc không khí xem có bị tắc nghẽn không hay đóng bẩn, nếu có phải vệ sinh sạch sẽ.
  10. Nên xả nước, cặn bẩn đáy thùng nhiên liệu mỗi lần bảo dưỡng.
  11. Xem xét hệ thống cấp nhiên liệu và kiểm tra tình trạng.
  12. Thử hệ thống gió thải xem hiện trạng.
  13. Nên vệ sinh toàn bộ máy phát sau thời gian dài sử dụng.
  14. Kiểm tra kỹ  tất cả các dây đai trong động cơ.
  15. Test motor khởi động.
  16. Nếu cảm thấy nên thay fin lọc dầu bôi trơn thì nên làm vì chi phí ko cao nhưng đảm bảo máy vận hành tốt trong thời gian dài và yên tâm.
  17. Nên xả khí hệ thống nhiên liệu để kiểm tra
  18. Nên kiểm tra đường dầu bôi trơn cho tubor tăng áp.
  19. Nên kiểm tra hết hệ thống dẫn khí để tránh tình trạng rò rỉ
  20. Kiểm tra khe hở xupap.
  21. Kiểm tra, vệ sinh vòi phun.
  22. Kiểm tra và chạy thử để xem tình trạng làm việc của tubor.
  23. Vệ sinh hệ thống làm mát, thay nước làm mát sau 2 năm.
  24. Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ điều tốc nếu cần thiết.
  25. Siết chặt lại bu lông ốc vít sau khi mở ra kiểm tra.
  26. Kiểm tra hệ thống bảo vệ an toàn của tùy loại máy.
  27. Kiểm tra bộ giảm chấn và các khớp nối.
  28. Kiểm tra các phụ kiện của máy.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty

 B.   Bảo trì đầu phát của máy

  1. Luôn ghi chép chỉ số điện áp, dòng điện và tần số để theo dõi
  2. Nên kiểm tra bộ kích từ.
  3. Nên kiểm tra bộ tự động điều chỉnh áp.
  4. Đảm bảo ràng đã kiểm tra và siết chặt các chỗ nối.

 C.   Kiểm tra bảng điều khiển và các thiết bị phụ

  1. Test và xem kỹ các chức năng của bảng điều khiển.
  2. Test và xem kỹ các thiết bị phụ trợ.
  3. Test và xem kỹ mạch cấp nguồn.
  4. Test và xem kỹ các thiết bị đo và chỉ thị.
  5. Test và xem kỹ thức tự pha.
  6. Luôn vệ sinh bảng điều khiển.
  7. Test và xem kỹ độ cách điện của củ phát.
  8. Kiêm tra và sấy củ phát điện nếu cần thiết.
  9. Vệ sinh toàn bộ bảng điều khiển và thiết bị phụ trong máy
  10. Test và xem kỹ bộ chuyển nguồn tự động ATS.
  11. Sơn lại các vết sơn bị bong tróc, gỉ sét trong buồng và thân máy phát điện công suất lớn.

Quy trình bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện tại nhà, công ty

Tôi xin giới thiệu về bán máy phát điện Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực bán máy phát điện, cung cấp máy phát điện, sửa chữa máy phát điện số 1 tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.

Đông Nam Á Generators

Địa chỉ 1:
N9. Đường 79, Tổ 2, Khu phố 1, Phường Phước Long B, TP Thủ Đức
Địa chỉ 2:
136 Nam Cao, P. Tân Phú , Tp. Thủ Đức , TP. HCM
Điện thoại: 0932107423
Hotline: 0932107423
E-mail: nhontrong.genergrator@gmail.com
Website: www.banmayphatdiencu.vn

Hỗ trợ trực tuyến

0932107423
Zalo Máy Phát Điện Đông Nam Á