Khi mua máy phát điện mới hay máy phát điện cũ… chúng ta thường quan tâm tới công suất của máy. kW và kVA đều là đơn vị dùng để đo công suất nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn, chưa biết cách phân biệt đơn vị kVA và kW, dẫn tới việc tính toán bị sai lệch và mua máy phát điện chưa phù hợp. Trong bài viết hôm nay, chúng ta sẽ cùng làm rõ mối quan hệ giữa hai đơn vị này để xác định công suất máy phát một cách chính xác nhất nhé!
kVA nghĩa là gì?
Trong mạch điện xoay chiều, Volt-Ampere (VA) là đơn vị đo công suất dòng điện, được tính bằng cách nhân hiệu điện thế tính theo Volt với cường độ dòng điện tính theo Ampere. Đơn vị này thường được sử dụng cho công suất biểu kiến S của mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến là véctơ tổng của công suất thực P và công suất phản kháng Q.
Trong mạch điện một chiều , VA tương đương với Watt. Tuy nhiên trong dòng điện xoay chiều, VA thường dùng để tính công suất biểu kiến, còn Watt dùng để tính công suất thực. Trên cùng một mạch điện xoay chiều, công suất biểu kiến thường có độ lớn lớn hơn công suất thực. Khi mua máy phát điện người ta thương quan tâm tới chỉ số kVA này.
kW là gì?
Watt (viết tắt là W) là đơn vị đo công suất P trong hệ đo lường quốc tế SI, lấy theo tên của James Watt.
Công suất cho biết sự thay đổi năng lượng ΔE trong 1 khoảng thời gian Δt. 1 Watt là sự thay đổi của năng lượng 1 Joule trong 1 giây.
Công suất điện tại thời điểm t được tính theo P(t) = U(t) · I(t); trong đó U(t), I(t) là các giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện tại t, khi chúng không lệch pha.
Đến đây bạn có thể phân biệt đơn vị kVA và kW rồi phải không nào? kVA sử dụng để đo công suất biểu kiến còn kW sử dụng để đo công suất của dòng điện. Xét về độ lớn thì kVA lớn hơn kW, trong máy phát điện công nghiệp, người ta thường sử dụng đơn vị kVA để tính công suất của máy.
Phân biệt đơn vị kVA và kW Phân biệt đơn vị kVA và kW
Cách quy đổi kVA sang kW
Để rõ hơn nữa trong việc phân biệt đơn vị kVA và kW, chúng ta có thể làm bài tính quy đổi 1 kVA bằng bao nhiêu kW dưới đây nhé!
Ta có công thức quy đổi như sau: 1 kW = 1 kVA x Cos (Ø). Trong đó Cos (Ø) = 0,2 - 0.8. Từ đó suy ra 1 kVA = 0,2 - 0,8 kW
Vậy nên 1 kW = 0.8 kVA.
Tầm quan trọng của việc xác định công suất khi mua máy phát điện
- Khi chọn máy phát điện cũ hay máy phát điện mới, chúng ta cần tính toán làm sao cho công suất của máy phát điện phải lớn hơn tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ. Việc tính toán này giúp đảm bảo sự an toàn khi sử dụng máy phát điện, mua được máy phát điện phù hợp với nhu cầu sử dụng, tránh được tình trạng quá tải điện gây chập điện, hỏng hóc và tiết kiệm được chi phí mua máy, chi phí máy móc.
- Khi tính toán bạn cần phải nhớ các đơn vị đo và biết cách tính công suất, nếu bạn không nhớ thì có thể tham khảo trên mạng để chắc chắn rằng mình không tính toán sai công suất điện. Ngoài ra. Bạn cũng cần dự trù công suất khi các thiết bị tải có thể tăng lên vì qua kinh nghiệm bán máy phát điện cũ tư vấn cho khách hàng chúng tôi nhận thấy công suất tải thường hay thay đổi nên cần hết sức lưu ý.
- Thường bạn nên chọn mua máy phát điện có công suất lớn hơn từ 10% - 25% tổng công suất tiêu thụ thực tế của các thiết bị điện là an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn việc tính toán công suất các thiết bị tiêu thụ và công suất dự phòng một cách chính xác để mua máy phát điện phù hợp và cần được tư vấn từ những nhân viên giàu kinh nghiệm thì quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi thông quá số điện thoại hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.
Theo tin tức máy phát điện Việt Nam.
Tôi xin giới thiệu về bán máy phát điện Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực bán máy phát điện, cung cấp máy phát điện, sửa chữa máy phát điện số 1 tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.
Đông Nam Á Generators
Địa chỉ 1:
N9. Đường 79, Tổ 2, Khu phố 1, Phường Phước Long B, TP Thủ Đức
Địa chỉ 2:
136 Nam Cao, P. Tân Phú , Tp. Thủ Đức , TP. HCM
Điện thoại: 0932107423
Hotline: 0932107423
E-mail: nhontrong.genergrator@gmail.com
Website: www.banmayphatdiencu.vn