Máy phát điện 3 pha là thiết bị không thể thiếu với các xí nghiệp sản xuất quy mô lớn. Sử dụng máy phát điện sao cho đúng nhất, tốt nhất để máy bền và ít gặp sự cố khi đang hoạt động là điều không phải ai cũng biết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi hướng dẫn các bạn cách vận hành và bảo trì máy phát điện 3 pha chuẩn nhất.
Cách vận hành máy phát điện 3 pha
Để đảm bảo an toàn và tránh các sự cố xảy ra trong quá trình vận hành máy phát điện 3 pha, trước tiên chúng ta cần kiểm tra các thông số an toàn của máy và thông báo cho người xung quanh khu vực máy vận hành được biết máy đã bắt đầu làm việc, sau đó chúng ta mới khởi động máy. Trước khi khởi động máy chúng ta cần kiểm tra:
Bước 1: Kiểm tra trước khi khởi động máy
Chúng ta cần kiểm tra các thông số sau:
Kiểm tra nhớt bôi trơn của máy: Bằng cách rút que thăm quan sát mực nhớt hoặc kim báo lượng nhớt của động cơ tùy cấu tạo mỗi máy, bạn cần đảm báo số lượng nhớt bôi trơn ở giới hạn trên của que thăm hoặc kim chỉ ở vị trí F –Full. Nếu bạn lỡ quên không kiểm tra độ nhớt mà đã khởi động máy thì phải tắt máy, đợi máy nguội bớt 20-30 phút sau mới tiến hành kiểm tra. Để máy hoạt động tốt, độ bôi trơn hiệu quả thì nên sử dụng dầu nhớt có độ nhớt đa cấp, dầu nhớt ở cấp độ CD trở lên.
Kiểm tra nước làm mát: Đổ thêm nước làm mát cho động cơ nếu thấy hết hoặc gần hết, nước làm mát phải là nước sạch (nước máy hoặc nước giếng không chứa phèn, chất cặn bã). Thành phần chất chống đông sử dụng chỉ chiếm từ 30-60% tương đương với loại sử dụng trong xe hơi. Lưu ý không tháo nắp két nước khi máy còn quá nóng, hơi nước ở nhiệt độ cao có thể sẽ gây bỏng.
Kiểm tra nhiên liệu: Cần đảm bảo nhiên liệu của máy phải đạt từ ¾ đến đầy bình, nếu thiếu thì châm thêm trước khi khởi động. Nếu quên thì phải tắt máy hẳn mới được châm nhiên liệu.
Kiểm tra bộ lọc gió: Tháo bộ lọc gió và kiểm tra xem có bị nghẹt, bụi bẩn quá nhiều không, nếu có phải dùng luồng khí thổi để làm sạch trước khi sử dụng.
Kiểm tra dung dịch nước bình: Dung dịch nước bình là dung dịch axit sulfuric loãng nên khi thiếu phải châm thêm, cẩn thận khi đổ dung dịch để không bị rớt vào người, quần áo. Nếu lỡ rây vào phải thay ngay quần áo, rửa sạch vùng bị rớt dung dịch, nếu dung dịch bắn vào mắt phải rửa mắt nhiều lần và đi gặp bác sỹ để điều trị.
Kiểm tra bình ắc quy: Kiểm tra kỹ, đảm bảo các cọc dây phải chặt, công tắc phải ở vị trí ON.
Kiểm tra các CB cầu dao trên các máy phải ở nút OFF
Ngoài ra cần phải kiểm tra thêm các đường hút, bộ điều khiển, các ống dẫn để đảm bảo an toàn, không rò rỉ.
Bước 2: Khởi động – vận hành máy – đóng tải – cắt tải
Có 2 cách khởi động máy. Khởi động bằng tay và khởi động bằng bộ đổi nguồn tự động AST.
Trường hợp khởi động máy bằng tay
B1. Nhấn nút có biểu tượng bàn tay (màu trắng) cho đèn led của biểu tượng này sáng lên - khởi động thành công.
B2. Cắt tải điện lưới, nhấn nút có biểu tượng chữ I (màu xanh) cho động cơ chạy (sau khoảng 30s thì máy nổ. Nếu máy chưa nổ thì đợi 1 phút rồi khởi động lại. Nếu sau 2-3 lần khởi động máy không nổ thì cần phải gọi kỹ thuật 0904653346 để tìm nguyên nhân).
B3. Kiểm tra các thông số trên màn hình bằng các nút lên và xuống để theo dõi tình hình hoạt động của máy
B4. Nhấn nút có biểu tượng chữ O (màu đỏ) “STOP” để tắt máy, cắt tải và tắt máy.
B5. Nếu muốn dừng máy khẩn cấp (khi có sự cố) thì thực hiện nhấn nút STOP bên ngoài bộ điều khiển.
Khởi động máy bằng bộ đổi nguồn ATS
B1. Nhấn vào nút có biểu tượng chữ AUTO cho đèn biểu tượng sáng lên.
B2. Bật công tắc trên bộ chuyển nguồn tự động ATS sang vị trí Auto, máy bắt đầu khởi động.
Nếu muốn chuyển từ chế độ tự động sang chế độ bằng tay nhấn nút có biểu tượng bàn tay cho đèn của biểu tượng này sáng lên và ngược lại.
Một số điều lưu ý khi vận hành máy phát 3 pha
- Điện áp của máy phát phụ thuộc vào trị số dòng kích từ và tốc độ quay của máy. Để máy có điện áp và tần số đúng quy định, cần vận hành máy đạt tốc độ quay quy định. Khi muốn tăng hoặc giảm điện áp thì phải điều chỉnh dòng kích từ của máy.
- Công suất của tải đóng vào không vượt quá công suất quy định của máy.
- Các dây pha phải được cách điện tốt.
- Thường xuyên lau chùi máy sạch sẽ, không để nước, dầu bắn vào các bộ phận có điện, chổi than và vành trượt phải tiếp xúc tốt, không để thiếu dầu mỡ ở ổ bi,….
Cách bảo trì để máy phát điện có độ bền cao
Để máy hoạt động trơn chu, ít bị sự cố thì ta cần lưu ý bảo trì các thiết bị sau:
- Nhớt và lọc nhớt: Thay sau 50 giờ đầu tiên chạy và mỗi 250-300 giờ các lần tiếp theo tùy từng máy. Đối với máy phát điện cũ thì thay nhớt và lọc nhớt mỗi 250-300 giờ.
- Lọc gió: Sau 250-300 giờ cần tháo lọc gió vệ sinh cẩn thận và thay mới lọc gió sau mỗi 500-600 giờ chạy máy lần tiếp theo. Đối với máy phát điện cũ thì thay lọc gió sau mỗi 500-600 giờ chạy.
- Trước khi khởi động máy phát điện hàng ngày chúng ta cần thực hiện bước kiểm tra các thông số một cách đều đặn và đầy đủ.
- Khi máy gặp các sự cố thì cần liên hệ bộ phận kỹ thuật để hỗ trợ kiểm tra và sửa chữa kịp thời, tránh tình trạng cố gắng khởi động máy nhiều lần khi máy đang gặp sự cố.
Quý khách hàng cần tư vấn mua máy phát điện cũ hoặc hỗ trợ kỹ thuật vui lòng liên hệ hotline để được hỗ trợ nhanh nhất. Chúng tôi luôn phục vụ khách hàng 24 giờ /7 ngày.
Theo tin tức máy phát điện Việt Nam
Tôi xin giới thiệu về bán máy phát điện Đông Nam Á là một trong những lĩnh vực bán máy phát điện, cung cấp máy phát điện, sửa chữa máy phát điện số 1 tại Thủ Đức thành phố Hồ Chí Minh.
Đông Nam Á Generators
Địa chỉ 1:
N9. Đường 79, Tổ 2, Khu phố 1, Phường Phước Long B, TP Thủ Đức
Địa chỉ 2:
136 Nam Cao, P. Tân Phú , Tp. Thủ Đức , TP. HCM
Điện thoại: 0932107423
Hotline: 0932107423
E-mail: nhontrong.genergrator@gmail.com
Website: www.banmayphatdiencu.vn